Vén màn “hội trận” lớn nhất Bắc Bộ ở Gia Lâm – Hà Nội

Còn hơn hai tháng nữa mới tới hội Gióng (mồng chín tháng tư âm lịch) ở Phù Ðổng, ngôi làng nằm ven sông Ðuống thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội nhưng sự chuẩn bị, diễn tập được thực hiện từ đầu tháng hai âm lịch.

Quang cảnh đền Gióng

Hội Gióng được coi như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn của quần chúng nhân dân tiến hành theo một kịch bản khá bài bản. Bất chấp những thăng trầm của lịch sử, hội Gióng vẫn được cộng đồng bảo tồn và lưu giữ. Sức hấp dẫn mang tính bản sắc ở hội Gióng đã thể hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị ‘nhân sự’. Vai diễn quan trọng nhất là tìm chọn các trai làng vào vai ‘ông Hiệu’, vai diễn độc nhất vô nhị, chỉ có ở Hội Gióng làng Phù Ðổng.

Mười ngày ‘ông Hiệu’ trong ‘dinh’

ảnh các ông hiệu lễ trước khi vào trận

Khá ấn tượng về gương mặt sắc lạnh và phần thể hiện của ‘ông Hiệu’ trung quân tại buổi lễ đón nhận bằng công nhận Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại bãi cát sát chân đê làng Phù Ðổng, nơi diễn ra trận đánh phất cờ lệnh của Hội Gióng. Buổi diễn cuối năm ngoái chỉ tượng trưng một phần Hội Gióng chính thức hằng năm. Cố len qua dòng người, ‘lách’ qua đội quân bảo vệ, tôi vẫn khó có thể tiếp cận ‘ông Hiệu’. Thông qua người phục vụ, tôi ‘xin’ hẹn gặp ‘ông Hiệu’ một dịp khác. Trước khi về, người phục vụ dặn, chị nhớ hỏi thăm nhà ‘ông Hiệu’ trung quân nhé, chứ nói Nguyễn Thế Hiển, tên thật của ‘ông Hiệu’ ít người biết lắm.

Theo lời hẹn, giáp Tết, tôi tìm đến nhà Hiển. Ðến đầu làng Ðổng Viên, cụ bà mới gặp sốt sắng: ‘À, nhà có ba năm làm ‘ông Hiệu’, hiếm thấy ở làng Phù Ðổng đấy’ và tình nguyện đưa tôi tới nhà ‘ông Hiệu’. Dừng lại ngôi nhà ba tầng khang trang còn tường sơn dang dở gần cuối xóm, cụ bà nắc nỏm, đấy mới năm ngoái chỉ là nhà ngói lụp xụp, vậy mà nhà ‘ông Hiệu’ giờ đã là nhà to nhất nhì làng này rồi đấy. Bà Nguyễn Thị Hoạt, mẹ ‘ông Hiệu’ đón khách, bà xởi lởi: ‘Em nó vừa học ôn thi đại học, vừa tranh thủ đi làm thêm trên huyện, lát nữa về đấy’. Chừng ít phút, Hiển phóng xe máy về, chàng thanh niên 20 tuổi khá điển trai, thư xinh trông khác so với dáng vẻ nghiêm nghị của vai diễn ‘ông Hiệu’ trung quân mà tôi gặp. Hiển bộc bạch, từ nhỏ chúng em theo cha mẹ đi xem hội và đã hiểu về hội, ước ao được làm ‘ông Hiệu’. Năm 2008 là lần đầu vào vai ‘ông Hiệu’ trống, khi ấy mới học lớp 10. Nhận nhiệm vụ mà cảm giác vừa thích thú, vừa hồi hộp. Ðiều lo lắng là không biết có đủ lòng kiên trì để vượt qua nhưng quy định khắt khe của vai diễn đặc biệt này.

dòng người phục vụ cho lễ hội kéo dài hàng cây số

Bắt đầu từ mồng một tháng tư âm lịch khi về đền Thượng nhận bat huong phục vụ Thánh, các ‘ông Hiệu’ phải sống biệt lập một tháng trong ‘dinh’ riêng tại nhà. Ðồ dùng của ‘ông Hiệu’ được sắm mới, khu vệ sinh riêng biệt với khu sinh hoạt của gia đình. Ðây là quy định đòi hỏi cả ‘ông Hiệu’ và gia đình phải thực hiện nghiêm túc. Thế mới có chuyện, dịp hội mở ‘rơi’ vào thi học kỳ, thầy hiệu trưởng linh động sắp xếp cho ‘ông Hiệu’ ngồi riêng một phòng thi để không bỏ dở học hành cũng như không vi phạm quy định ‘chuyện nhà Thánh’. Ông Hiệu còn giới thiệu với tôi, phòng khách rộng rãi ở nhà mới xây này được dành làm ‘dinh’ của ‘ông Hiệu’ trung quân, còn ‘dinh’ của ‘ông Hiệu’ trống và chiêng ở hai hội trước chỉ là gian buồng chật của nhà cũ. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, mọi giao dịch với bên ngoài đều phải thông qua thầy phục vụ và bằng hiệu lệnh, tuyệt đối tuân theo mọi sự chỉ dẫn của thầy dạy. Tự nhận xét về vai diễn của mình, Hiển bảo, ‘ông Hiệu’ năm sau được diễn hoàn hảo hơn ‘ông Hiệu’ năm trước vì tự rút kinh nghiệm.

Vai diễn ‘độc nhất vô nhị’

ông hiệu chiêng trong Hội Gióng

Mỗi năm, các thôn Phù Ðổng, Phù Dực, Ðổng Viên, Ðổng Xuyên luân phiên nhau nhận nhiệm vụ một ‘ông Hiệu’ cờ, trống, chiêng, trung quân. Các ‘ông Hiệu’ đều được chọn trong số nam giới chưa vợ từ 12 đến 20 tuổi nhưng bắt buộc phải có tư cách đạo đức tốt. Theo ông Hồng Long, Bí thư chi bộ thôn Ðổng Viên, các huấn luyện viên, từng đóng ‘ông Hiệu’ là những người am hiểu cách thức, lề lối đi đứng thực hành nghi lễ. Họ được ban tổ chức chọn và phân công dạy ‘ông Hiệu’ mới. Hiển được thầy Dược dạy làm ‘ông Hiệu’ chiêng, thầy Dương dạy ông trung quân. Các ‘thầy’ đều chú ý với ‘ông Hiệu’, khi đánh trống hoặc chiêng động tác phải mạnh, dứt khoát, lúc tiếng một, lúc đổ hồi, giữa tiếng trống với tiếng chiêng phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. Ðiều quan trọng là luyện tập nghi lễ, tư thế phải uy nghiêm, hùng dũng, đôi mắt ‘sac nhu dao’ nhưng nụ cuời vẫn tươi. Ngay cả các động tác lễ cũng mất mấy ngày tập, đến mức hai đầu gối sưng tấy, phải chườm, và xoa bóp mới được thầy ưng ý. Hiển kể, lễ theo kiểu chứ ‘đinh’ của một võ tướng, giang tay rộng, thẳng khi chắp hai tay phải nhanh và mạnh rồi quỳ thẳng trên hai đầu gối cúi mình xong lại đứng dậy nhanh.

ông hiệu trung quân trong lễ hội

Ðiều đặc biệt là sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trong vai ‘ông Hiệu’, những người thực hành vai này vẫn được dân làng kính trọng, lấy chức danh ‘ông Hiệu’ để gọi kèm theo tên gọi thường ngày đến suốt đời. Thế nên dù phải dành khoảng vài chục triệu đồng chi tiêu cho ‘ông Hiệu’ và nhóm phục vụ khoảng 30 người, ngoài ra còn làm cỗ mời họ hàng, bạn bè trong suốt thời gian mở hội, nhưng gia đình bà Hoạt, ông Ngọc và hai bên nội, ngoại đều rất tự hào, vì con trai đi Hiệu là vinh dự cho cả gia đình và dòng họ. Cả ba năm liền đăng ký cho con làm ‘ông Hiệu’, năm nào cũng có gần trăm người đều là họ hàng, anh em, bạn bè phấn khởi và thành tâm tham gia phục vụ.

Giữ bản sắc như ngàn đời vẫn thế

đoàn phù giá đang tập duyệt chuẩn bị

Cụ Doãn Hữu Huân, thành viên của Ban quản lý di tích đền Gióng không giấu niềm tự hào khoe, Hội Gióng được cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng ba km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ, làng Phù Ðổng, Gia Lâm, Hà Nội… Hội Gióng không chỉ là hội trận, mà còn được coi là bảo tàng sống về tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật trình diễn, với nhiều trò diễn xướng dân gian như ba trận đánh của Thánh Gióng, các đám rước: rước khám đường, rước nước rồi hát Ải Lao… Sức hấp dẫn mang bản sắc ở Hội Gióng thể hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị ‘nhân sự’, đó là những vai diễn chính có tính quyết định cho toàn bộ diễn trình lễ hội như các ‘ông Hiệu’ – hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng, Phù Giá – đội quân chính quy, các cô Tướng – tượng trưng các đạo quân xam luoc, làng áo đỏ – đội quân trinh sát nhỏ tuổi, làng áo đen – đội dân binh… cùng các vai diễn khác phục vụ vai chính.

ông hổ trong hội Gióng

Cụ Huân nhiều năm tham gia Ban quản lý cất giữ nhiều tư liệu về Hội Gióng, trong đó có cuốn nghiên cứu ‘Hội Phù Ðổng trong truyền thuyết Việt Nam’ của GS Nguyễn Văn Huyên cách đây hơn 20 năm. Hội Gióng được người dân xã Phù Ðổng gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vì thế, dù chien tranh loạn lạc, thien tai làm cho Hội Gióng có thời gian gián đoạn nhưng đến năm 1955 Hội Gióng lại được khôi phục, được tổ chức thường xuyên, là một sinh hoạt văn hóa của nhân dân, do nhân dân tổ chức. Ông đưa cho tôi xem cuốn số Bìa xanh ghi chép quy trình tổ chức, phân vai, đó là các chi tiết tập hợp từ những đóng góp, kinh nghiệm của các bô lão trong làng tại cuộc họp quan trọng của Ban quản lý di tích đền Gióng năm 1990. Cuốn sổ này đóng góp nhiều tư liệu quý về hình thức cũng như nội dung cho việc hoàn thiện, bổ sung hồ sơ khi đệ trình UNESCO phê duyệt.

làng áo đỏ tượng trưng cho các em nhỏ lên 9 lên 10, theo Thánh Gióng đánh giặc

Theo TS Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vẫn cần để Hội Gióng tồn tại như vốn có, để cộng đồng tự tổ chức và điều hành lễ hội của họ. Tuy nhiên, ông Hồng Long, Bí thư chi bộ thôn Ðổng Viên cho biết, gần đây, số gia đình làm đơn gửi Ban quản lý di tích đền Gióng xin cho con làm ‘ông Hiệu’ ngày càng ít nhiều so với những năm trước. Thế mới có chuyện tái khóa ‘ông Hiệu’ ở Hội Gióng, một phần vì quá tốn kém, phần vì thanh niên làng giờ đây dần đi làm ăn xa. Kinh phí ban tổ chức cung cấp hiện quá ít ỏi so với số tiền lên tới vài chục triệu đồng mà gia đình ‘ông Hiệu’ tham gia trong lễ hội. Ðể có thể có đủ được người vào vai các ‘ông Hiệu’, ban tổ chức hội cũng tìm chọn, xuống từng thôn động viên, thuyết phục các gia đình. Ðây hiện đang là thách thức không nhỏ cho ban tổ chức. Với chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản, hy vọng, Hội Gióng không chỉ được quan tâm và đầu tư nhiều hơn mà việc bảo tồn, phát huy di sản phải chú ý đến tính cộng đồng và do nhân dân là chủ thể, hạn chế đến mức thấp nhất việc thương mại hóa lễ hội.

* Hội Gióng – bảo tàng văn hóa độc đáo

Hội Gióng, với biểu tượng Thánh Gióng đẹp đẽ, hào hùng, một trong ‘Tứ Thánh bat tu’ của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lần đầu tiên trong hàng nghìn lễ hội ở Việt Nam, Hội Gióng ở đền Phù Ðổng và đền Sóc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội Gióng ở làng Phù Ðổng diễn ra vào mồng chín tháng tư âm lịch (nơi Thánh Gióng sinh ra) và ở Sóc Sơn diễn ra vào mồng bảy tháng Giêng (nơi Thánh Gióng bay về trời).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hội Gióng giai đoạn 2011-2015, với các nội dung: Hoàn thiện kết quả kiểm kê khoa học của Hội Gióng, cập nhật hằng năm; xây dựng chính sách ưu đãi với những người thực hành lễ hội (các ông hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu tiểu hổ, cô tướng…); hỗ trợ cộng đồng phục hồi đầy đủ Hội Gióng ở các làng Phù Lỗ, Thanh Nhàn (huyện Sóc Sơn), Sơn Du, Ðống Ðồ (huyện Ðông Anh), Xuân Tảo (huyện Từ Liêm), Ðông Bộ Ðầu (huyện Thường Tín)…; sưu tập phân loại, dịch ra chữ quốc ngữ các văn bia, thần tích, sắc phong liên quan tới Thánh Gióng. Những di sản vật thể ở đền Phù Ðổng và đền Sóc, Giếng Mẫu (đền Hạ), miếu Ban làng Ðổng Viên và các di tích liên quan đến Thánh Gióng ở các làng thuộc thành phố Hà Nội sẽ được bảo tồn, tôn tạo đúng quy trình, chất lượng…

Chương trình cũng đưa công nghệ thông tin phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản; cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy về truyền thuyết Thánh Gióng và Hội Gióng trong trường phổ thông và đại học; mở chuyên mục tuyên truyền về Hội Gióng từ tháng Giêng đến tháng tư âm lịch hằng năm…

Giao hàng toàn quốc
Giao hàng toàn quốc Giao hàng nhanh chóng, an toàn.
Hoàn tiền 100%
Thanh toán Giá chưa bao gồm phí ship nội địa
Sản phẩm chính hãng 100%
Sản phẩm Hàng xách tay, vận chuyển theo đường hàng không (air)