Từ khi biết giá trị của bảo vật, các cụ cao niên luôn cử người trông nom. Thế nhưng, kẻ gi.an đã nhiều lần c.ắt 3 lớp cửa… Đỉnh cao của nghệ thuật tạo tác hơn 1.000 năm trước Đình Nhật Tảo (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hiện đang lưu giữ một Bảo vật Quốc gia.
Đó là quả chuông nặng 15kg, cao 0,32m, đường kính miệng 0,19m, chất liệu đồng pha vàng. Chuông Nhật Tảo là cổ vật đ.ộ.c bản, được xem là quả chuông duy nhất ở thế kỷ X cho đến nay được phát hiện ở Việt Nam. Chuông có hình dáng đ.ộ.c đáo, khác biệt so với hệ thống chuông chùa ở Việt Nam có từ xưa.
Họa tiết trang trí trên thân chuông thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Chuông được đúc theo lối thượng thu hạ th.ách (trên thon, dưới nở). Quai chuông đúc nổi đôi thú (giống như Ly Thủ) đ.ấu lưng vào nhau, uốn cong tạo thành n.úm treo chuông. Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình n.úm tròn dẹt nhô lên nhưng không phải là hồ lô như trên các quai chuông sau này. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.
Thân chuông được phân cách bởi 5 đường đúc nổi ngang dọc, tạo thành 8 ô, phần trên là 4 ô hình thang đứng, phần dưới là 4 ô hình chữ nhật. Nằm giữa 5 đường đúc nổi nêu trên là 4 n.úm gõ để đ.ánh chuông, n.úm tròn, tạo hình bông hoa nở, xung quanh có 12 cánh hoa. Phần trên của mặt ngoài chuông khắc chìm chữ Hán, theo lối chữ chân, còn khá rõ, phủ kín cả 4 ô hình thang và khoảng trống giữa những đường đúc dọc (gồm 27 cột, 211 chữ). Dịch những chữ Hán khắc trên chuông Nhật Tảo (bài minh) có thể coi là một trong những sử liệu chữ viết sớm nhất của thời kỳ tự chủ từ thế kỷ X mà ta hiện biết.
Nó cung cấp cho chúng ta những thông tin vô cùng quý báu về một thời kỳ mà sử liệu thành văn của nước ta không có nhiều. Minh văn trên chuông là nguồn sử liệu chân thực, ý nghĩa cho việc tìm hiểu xã hội người Việt thời tự chủ, giúp nghiên cứu lịch sử làng xã, t.ôn giáo của người Việt thế kỷ X. Đây là hiện vật đầu tiên và duy nhất được biết cho đến nay thể hiện mối quan hệ song hành giữa Đạo giáo và Phật giáo, làm cơ sở cho việc hình thành tư tưởng Đạo – Phật – Nho cùng đồng hành trong đời sống tâm linh của người Việt thời Lý – Trần.
Minh văn trên quả chuông còn cho chúng ta biết đến một tổ chức hành chính xã – thôn – huyện xuất hiện ở nước ta khá sớm (xã ở đây vừa là một tổ chức tôn giáo, đồng thời là một đơn vị hành chính), cùng với đó là những chức danh Đạo giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ X. Chuông Nhật Tảo là một cổ vật vô giá của đất Thăng Long nói riêng, Việt Nam nói chung.
Chuông đã được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa, lịch sử ở Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt, chuông Nhật Tảo xứng đáng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 1 năm 2020. Theo Trưởng ban Di tích, hiện tại có một số nơi trưng bày chuông Nhật Tảo nhưng đó chỉ là phiên bản mô phỏng. Chuông thật chỉ được đem ra bày ở đình vào 2 dịp là hội làng (tháng Hai) và gi.ỗ tổ đình (tháng Chín) vào những năm chẵn, năm trọng.
Cứ 3 tháng, chuông lại được mang ra ngoài kiểm tra và ra lấy linh khí của trời đất. Luôn có người trông coi cẩn thận Để vào được bên trong nơi cất giữ chiếc chuông phải được sự đồng ý của ông chủ từ và Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo và thông qua 3 lớp cửa khóa kín. Hằng ngày, các cụ cao niên trong làng trông coi cẩn thận và phải di chuyển chiếc chuông đi những nơi khác nhau mỗi khi tối đến, để đề phòng kẻ gi.an lấy tr.ộm.
Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, ngày xưa, các lớp học còn được tổ chức ngay trong đình làng, quả chuông treo góc đình thực hiện nhiệm vụ thay trống báo giờ vào lớp, giờ tan học. Quả chuông không to, chính vì thế đám học trò nghịch ng.ợm không ít lần tháo xuống gõ chơi. Gõ chán thì lại treo lên.
Cũng có thời gian dài, để bảo vệ chuông quý, người làng phải nghĩ ra rất nhiều kiểu cất giấu, ch.ôn xuống đất, rồi treo lên cao… “Nhưng bây giờ thì đã tìm ra một phương án hoàn hảo để bảo vệ”- cụ từ đình vui vẻ kể, tất nhiên, phương án đó là gì thì phải bí mật. Bí mật về cách thức và nơi lưu giữ quả chuông quý cũng phải, bởi lẽ, hơn chục năm trước, đã từng có kẻ gi.an lẻn vào đình, ph.á khoá cửa chính rồi men xuống nhà dưới tìm quả chuông để tr.ộm.
Như là “trời x.ui đất khiến” may mắn thế nào, đang lúc lần m.ò tìm kiếm thì tên tr.ộm đụng mạnh vào quả chuông (đây chỉ là quả chuông giả với kích cỡ giống hệt treo trong đình), gây nên tiếng động. Bảo vệ đình phát hiện ra, chạy vào thì tên tr.ộm vụt chạy, leo lên ô tô đi mất. Từ thời điểm đó, việc c.ắt cử bảo vệ đình được thực hiện nghiêm ngặt hơn, cẩn thận hơn.
Với những giá trị văn hóa đ.ộ.c đáo về kiến trúc, với bảo vật quốc gia có số phận lạ kỳ cùng 21 bản sắc phong quý hiếm đang được lưu giữ; đình Nhật Tảo là địa chỉ được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử tìm đến. Nép mình bên chân cầu Thăng Long, ngay cạnh sông Hồng; ngồi ở cửa ngôi đình này, chúng ta có thể nghe tiếng dòng sông Hồng ngày đêm rì rầm kể những câu chuyện nghìn năm nhưng chưa bao giờ xưa cũ về mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến…
theo vietnamnet